Mắt thấy tai nghe chuyện an toàn vệ sinh thực phẩm

Mắt thấy tai nghe chuyện an toàn vệ sinh thực phẩm

Mắt thấy tai nghe chuyện an toàn vệ sinh thực phẩm

Tư vấn hỗ trợ: (84-028) 37110051 - 37110903- 37110296 Email: fudofood@yahoo.com - fudofood@gmail.com
An toàn thực phẩm

Rau, thịt cá, thực phẩm chế biến sẵn bán không hết ở chợ chiều chắc chắn không thể bỏ... Vậy những mặt hàng này sẽ đi về đâu? Sẽ được chế biến và phục vụ cho ai? Rồi bao bì, hóa chất bảo quản, phụ gia, phẩm màu, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh trong chăn nuôi, cách thức hay phương pháp bảo quản, thao tác chế biến, phương thức phân phối và thói quen ăn uống vv…

 

Nếu như chúng ta cứ tiếp tục dùng thực phẩm không an toàn như thế này và tình hình này không được cải thiện, có lẽ chúng ta cần xây thêm ngay nhiều bệnh viện.

 

Tôi nêu ra một vài ví dụ cụ thể như sau:

 

Ví dụ 1: Món kế tiếp tôi sắp đề cập ở đây mà tôi nghĩ hầu hết mọi người đã từng ăn - Bánh mì thịt hay là bánh mì kẹp thịt. Thường được bán ở ven đường rất tiện lợi và lại rẻ. Tuy nhiên một số nơi bán bánh này làm rất mất vệ sinh. Tủ bán bánh mì thường đặt ở ven đường nên thường có bụi bám, ruồi đậu, nắng nóng vv… Nói về giấy dùng để gói bánh cũng rất đa dạng và không vệ sinh, một số nơi sử dụng giấy trắng để gói bành thì chấp nhận được, có nơi lại sử dụng giấy tận dụng (báo cũ, sách cũ, tập học sinh vv) để gói bánh, mà giấy tận dụng này xem như là rác, không thể sử dụng để gói bánh được. Trong tủ bán bánh mì thường có thịt quay, chả lụa, chà bông, pa-tê vv.. Người bán thường đem ra tủ trưng bài rất nhiều, có nơi bán từ sáng sớm đến tối mà chưa hết, nếu bán không hết thì để dành ngày mai bán tiếp, chứ không lẻ lại bỏ đi. Nếu như để an toàn sử dụng cho những loại thực phẩm này khi để ngoài tủ bánh mì ngoài trời như thế thì hạn sử dụng tối đa không quá 4 giờ. Thu tiền bán bánh mì cũng không có vệ sinh, bán bánh mì thường một vài người bán, bán xong thì phải lấy tiền khách mua và thối tiền dư lại. Và hành động này cứ lập đi lập lại theo một chu trình, bốc bánh mì - bốc thịt – lấy tiền – thối tiền, mà không có vệ sinh tay. Mà tiền thì có tiền mới, cũ, rách, thường rất dơ và chưa bao giờ được giặt hay làm vệ sinh, nó lưu thông tất cả mọi ngõ ngách, đầu đường, cuối chợ.

 

Một tủ bán bánh mì ven đường

 

Bành mì được gói bằng giấy báo cũ

 

Ví dụ 2: Ở xóm tôi có ông chú trồng rau, buổi sáng gia đình ông ta cắt rau mang ra chợ để bán, người trong xóm mới sang hỏi mua rau, thì ông ta nói là ông ta không bán rau này cho người trong xóm vì rau này ông ta mới phun thuốc sâu tối qua. Nếu rau này mà mang ra chợ bán thì chắc là chúng ta không thể biết được là rau này có an toàn về thuốc trừ sâu hay không? Có nguồn gốc từ đâu. Chúng ta chỉ có thể biết được khi đem mẫu rau này phân tích trong phòng thí nghiệm và cách này rất tốn kém, mất nhiều thời gian và không khả thi.

 

Ví dụ 3: Một hôm tôi đi chợ mua bún về ăn, nhưng ăn không hết, do bận công việc đi ra ngoài gấp nên khi đi ra ngoài tôi quên cho phần bún còn lại vào trong tủ lạnh để bảo quản. Hai hôm sau tôi trở về nhà, tôi hơi bị sốc vì phần bún tôi để bên ngoài vẫn như còn có thể sử dụng được, không có dấu hiệu nhiều của lên men hay là mốc. Tôi không biết là người bán đã sử dụng hóa chất gì để bảo quản bún. Bình thường, nếu bún không có hóa chất bảo quản, nếu để ở điều kiện nhiệt độ bình thường thì phải có mùi lên men hay mốc.

 

Ví dụ 4: Món thứ tư tôi đề cập đến nếu ai hay đi ăn quán cốc thì chắc biết - càng nghẹ. Tôi không biết càng ghẹ ở đâu rất to và bán rất nhiều trên thị trường, nhưng khi ăn vào đôi khi lại có mùi khai rất nặng mùi. Mùi khai này là do thịt nghẹ phân hủy mà có. Nếu thịt ghẹ đã có mùi khai nặng thì không nên sử dụng. Thịt ghẹ rất dễ bị hỏng nếu bảo quản không tốt, nếu thịt đã hỏng khi dùng sẽ không tốt cho sức khỏe. Càng ghẹ tôi nghĩ là phụ phẩm của một số nhà máy chế biến mà thường phụ phẩm thì không được bảo quản tốt, ngay cả khâu phân phối càng ghẹ thường do tiểu thương và trôi nổi trên thị trường, nên chất lượng không biết sao mà nói.

 

Và còn rất rất nhiều thứ khác vv…

 

Theo tôi nhằm để năng cao ý thức và an toàn thực phẩm cho người dân, nhà nước cần thực hiện một số biện pháp sau:

 

1. Tăng cường giáo dục về ATVSTP cho người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng.

 

2. Mở lớp huấn luyện về ATVSTP cho những người đang kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ và những người muốn tham gia vào lĩnh vực này. Sau đó dần dần sẽ đưa vào dạng đăng ký bắt buộc, nếu muốn kinh doanh phải đăng ký và có mã số để quản lý.
 

Ngay cả bản thân người bán đôi khi còn chưa hiểu đúng thế nào là ATVSTP thì làm gì có chuyện giữ an toàn cho người khác.

 

3. Tăng cường kiễm tra ATVSTP

 

Từ các yếu tố trên, ta có thể làm giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm và hạn chế thực phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc trên thị trường.

 

Tuy nhiên nếu làm không hiệu quả, hay làm cho có và để đối phó có thể có tác dụng ngược lại và làm tốn kém chi phí và công suất lao động của xã hội.

 

Lê Quang Đạo

Chia sẻ:
FUDO CO.,LTD FUDO CO.,LTD FUDO CO.,LTD FUDO CO.,LTD FUDO CO.,LTD FUDO CO.,LTD FUDO CO.,LTD FUDO CO.,LTD FUDO CO.,LTD FUDO CO.,LTD FUDO CO.,LTD
2016 Copyright © FUDO CO.,LTD Web Design by dulieutoancau.com
(84-028) 37110051 - 37110903- 37110296